5 tác dụng chữa bệnh của trái hồng
Trái hồng là một loại quả có tác dụng bảo vệ sức khoẻ rất tốt cho những người mắc chứng bệnh viên phế quản mãn tính, huyết áp cao, xơ cứng động mạch và bệnh trĩ.
Y học truyền thống Trung Quốc cho rằng quả hồng có vị ngọt, chát, tính hàn. Quả hồng vị ngọt chát, tính hàn, vô độc; cuống hồng vị chát, tính bình, thông kinh mạch phổi, tì ( lá nách), thận, đại tràng; có tác dụng thanh nhiệt khứ táo, nhuận phế tiêu đờm, nhuyễn kiên, chỉ khát sinh tân, kiện tì, trị lị, chỉ huyết v.v… có thể giúp giảm táo bón, đau nhức do bệnh trĩ hoặc các chứng bệnh như là xuất huyết, ho khan, đau họng, huyết áp cao v.v…
Cho nên trái hồng là một loại quả có tác dụng bảo vệ sức khoẻ rất tốt cho những người mắc chứng bệnh viên phế quản mãn tính, huyết áp cao, xơ cứng động mạch và các bệnh nhân trĩ nội trĩ ngoại. Nếu như dùng lá hồng sắc uống hoặc hãm uống thay trà cũng có tác dụng như: thúc đẩy quá trình tạo mới cho các tế bào, ha huyết áp, tăng cường lưu lượng máu cho các động mạch và trị ho tiêu đờm.
Dưới đây là 5 tác dụng trị bệnh của quả hồng:
1. Trị chứng tiêu chảy: dùng 2 trái hồng để lên trên cơm hấp chín ăn.
2. Trị cao huyết áp, ho khan do viêm phế quản mãn tính, đau họng: 3 trái hồng (bỏ cuống), rửa sạch ráo nước và cho lượng đường phèn thích hợp, hấp cách thuỷ cho đến khi mền là có thể sử dụng được.
3. Trị ho khan thổ huyết, lị lâu ngày ra máu, tiểu tiện ra máu: 3 trái hồng bỏ cuống cắt từng miếng nhỏ khoảng 100gam/miếng, nấu cùng với cháo, thêm đường trắng hoặc đường phèn cho vừa khẩu vị ăn.
4. Trị sưng phù tại tuyến giáp trạng: Trái hồng xanh 1000 gam, rửa sạch cắt cuống, giã nát, dùng tấm vải thô chắt lấy nước cho vào nồi, đun to lửa cho đến khi đặc sền sệt, cho thêm vào 2 phần mật ong tiếp tục nấu đến đặc sệt lần nữa, có thể đợi nguội đóng vào chai dùng dần. Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 thìa, pha nước nóng uống.
5. Trị viên đường tiết niệu, xuất huyết đường niệu: 2 trái hồng, 6gam cỏ bấc đèn, nấu thành canh, cho thêm đường trắng vừa với khẩu vị, uống mỗi ngày 2 lần.